Chiếm phần lớn diện tích bắc châu Phi, Sahara chính là sa mạc lớn và khắt nghiệt nhất thế giới bởi vì nhiệt độ thay đổi liên tục. Sa mạc này không chỉ là nơi hoang vu mà nó còn là nơi chứa ẩn chứa nhiều bí mật thú vị mà bạn có thể chưa biết đến. Hãy cùng Wiki How Việt Nam tìm hiểu những sự thật về sa mạc sahara qua bài viết dưới đây nhé.
Sự thật về sa mạc sahara – Nơi đây từng là một nơi rất xanh
Nổi tiếng là một nơi khô hạn khắc nghiệt, sa mạc Sahara chỉ đón lượng mưa khoảng 2,5 cm đến 10 cm mỗi năm. Đó một con số ít hơn tận 10 lần so với thời điểm nó còn được phủ màu xanh của cỏ cây vào khoảng 4.000 năm trước.
Sự thay đổi đó được chứng minh là do trong suốt chu kỳ quay 41.000 năm, trái đất đã thay đổi độ nghiêng; từ 22 độ dần dần thành 24,5 độ khiến khu vực này trở nên cằn cỗi. Cho đến năm 2017, Trái Đất đang nghiêng khoảng 23,44 độ và có xu hướng giảm dần. Theo tính toán và dự đoán của các nhà khoa học; khoảng 15.000 năm sau, Sahara sẽ xanh trở lại.
Theo như khám phá của các nhà nghiên cứu địa chất, khoảng 12.000 năm trước, một bộ phận người tiền sử đã phải di cư tới đây để tạm lánh nạn do. Họ buộc phải đi khỏi Thung lũng sông Nin màu mỡ để đến sinh sống quanh các hồ nước hiếm hoi trong sa mạc khô cằn do chiến tranh tàn khốc.
Sau đó khoảng 1.500 năm, đột nhiên sa mạc Sahara đón một đợt gió mùa; kèm theo đó là những trận mưa lớn rải khắp vùng đất sa mạc. Kể từ thời điểm đó, nó đã trở mình; khoác lên một tấm áo xanh mơn mởn với nhiều cây cỏ, trái ngọt. Suốt 5.000 năm tiếp theo, mưa vẫn đều đặn rơi, người cổ đại theo đó lũ lượt kéo đến, phát triển đời sống vượt bậc.
Bỗng dưng thiên nhiên mang đến những cơn gió mùa mang theo mưa không còn nữa. Để lại những trận hạn hán kéo dài, nhiệt độ tăng đột biến khiến người cổ đại không còn cách nào khác mà đánh khăn gói rời đi
Sahara chỉ đứng thứ 3 về diện tích hoang mạc
Sahara thường được biến đến là sa mạc lớn nhất thế giới, nhưng chính xác hơn, nó là sa mạc nóng lớn nhất, và là hoang mạc lớn thứ 3 với tổng diện tích là khoảng 9.2 triệu km vuông, xếp sau 2 hoang mạc lạnh là Bắc Cực và Nam Cực, tương đương với diện tích Trung Quốc và chiếm 8% diện tích Trái Đất. Trong suốt thời gian mùa hè, nhiệt độ tại Sahara dao động trong khoảng 38-46 độ C.
Các nhà khoa học cho biết, tổng diện tích của sa mạc Sahara đã tăng hơn 10% so với thế kỉ trước. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự tuần hoàn tự nhiên của biến đổi khí hậu, cũng như do sự tác động của con người cũng đã góp phần gây ra hiện tượng trên. Chiếm khoảng 1/3 diện tích của châu Phi, Sahara kéo dài qua 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Ai Cập, An-giê-ri, Cộng hòa Tchad (Sát), Libya, Cộng hòa Mali, Mô-ri-ta-ni, Ma-rốc, Ni-giê, Sudan, Tây Sahara và Tunisia..
Nơi có những bãi bụi lớn nhất hành tinh
Chính vì thiếu hụt lượng mưa và thảm thực vật rất khan hiếm, nên sa mạc Sahara đã trở thành ổ bụi lớn nhất Trái Đất; nơi chứa những đụn cát thậm chí cao tới 180 m. Những cơn bão bụi xảy ra trên sa mạc này có sức ảnh hưởng lớn đến mức có thể tạo thành mưa bùn ở nhiều địa phương tại châu Âu.
Ước tính, mỗi năm có từ 400 đến 700 tấn bụi đã bay từ Sahara sang Châu Âu, Châu Mỹ và các khu vực khác. Sở dĩ đất ở nơi này không thể kết dính được là vì vùng đất này quá ít nước; từ đó chúng biến thành những hạt bụi. Gió nóng trong không khí từ đó thổi ra và cuốn bụi lên không trung, theo đó bay sang những châu lục khác.
Sahara trải dài 12 quốc gia
Từ Sahara trong ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là Đại sa mạc, có rất nhiều đặc điểm nổi bật đem lại cái tên đặc biệt này. Sa mạc Sahara như là những đụn cát khổng lồ, có sông suối, cao nguyên đá, các thung lũng khô cằn, nhiều ốc đảo xanh tươi và hệ động thực vật và bò sát đa dạng.
Sa mạc Sahara có diện tích hơn 9 triệu km2 , xấp xỉ diện tích của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sa mạc bao trùm hầu hết Bắc Phi, phủ lên những vùng rộng lớn của 12 quốc gia là Algerie, Chad, Ai Cập, Libya, Marocco, Mali, Eritrea, Niger, Sudan, Tunisa, Tây Sahara.
Nhiều núi lửa và ốc đảo ẩn chứa bên trong
Tuy nhiệt độ vô cùng khắc nghiệt nhưng phía dưới sa mạc lại có mạch nước ngầm. Những dòng sông ngầm chảy ra từ dãy Atlas trồi lên mặt đất, tạo ra các ốc đảo, chiếm hơn 2% tổng diện tích. Trong ốc đảo, những hàng cây chà là cao vút, vừa ngăn chặn sự xâm nhập của cát vừa tạo ra nguồn thực phẩm cho cư dân.
Ốc đảo đóng vai trò là trung tâm cho các hoạt động kinh tế trong sa mạc. Nhưng người định cư tại ốc đảo làm nghề nông, gọi là cư dân chà là. Riêng các dân tộc du mục như người Ả Rập, người Berber ở phía Bắc Sahara phải sống trong lều bạt, tìm những nơi có nước, có cỏ nên được gọi là cư dân lạc đà.
Một phần màu mỡ khác của Sahara có được là nhờ những đợt nước lũ từ sông Nin đổ về. Sa mạc Sahara cũng có đến hơn 20 hồ nước; nhưng chủ yếu là những hồ nước mặn. Hồ nước ngọt duy nhất ở đây là Chad.
Tuy biên độ dao động nhiệt ở Sahara là rất lớn, rất khắc nghiệt; phía dưới nó lại là những mạch nước ngầm chảy ra từ dãy Atlas (như Siwa, Kufra, Timimoun và Bahavia). Chúng đã góp phần tạo ra những ốc đảo xanh tươi. Tổng diện tích thực tế của các ốc đảo ở sa mạc này là hơn 200.000 km2, khoảng 2% diện tích toàn sa mạc.
Bên trong những ốc đảo là những cây chà là cao vút. Chúng vừa có tác dụng ngăn cản sự xâm lấn của cát; vừa là nguồn thực phẩm cho con người.
Ở sa mạc Sahara, các ốc đảo đóng vai trò là trung tâm của các hoạt động kinh tế. Ở đó, những người dân định cư sẽ làm nghề nông; thường được gọi là những cư dân chà là.
Bên cạnh đó, những người du mục như người Ả Rập, người Berber thuộc phía Bắc Sahara thường sinh sống trong lều bạt. Học tìm những địa điểm có cỏ và nước để dựng lều; và thường được gọi là những cư dân lạc đà.
>>> Xem thêm: Du lịch đồ sơn
Sự thật sa mạc sahara cũng có tuyết rơi
Vào năm 1922, nhiệt độ cao kỷ lục của Sahara kể từ lần thay đổi khí hậu khoảng 5.000 năm trước là 57,7 độ C; được ghi nhận tại Azizia, Libya.. Đầu năm 2018, tuyết rơi bất thường trên sa mạc tạo nên một cảnh tượng kỳ vĩ. Tuyết rơi phủ trắng những đụn cát trên khu vực Sahara thuộc Ain Sefra, Algeria. Mùa đông năm 2017 là lần đầu tiền sau gần 40 năm sa mạc này lại đón tuyết.
Kể từ đó, trong giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 1, nhiệt độ ban đêm ở sa mạc Sahara có thể xuống đến mức đóng băng; khiến một số đụn cát xuất hiện lớp tuyết dày bao phủ
Ở đỉnh Tahat, đỉnh núi cao nhất Algeria, thường xuất hiện tuyết rơi với chu kì khoảng 3 năm một lần vào mùa đông. Còn tại dãy núi Tibesti thuộc miền Bắc của Chad, trung bình cứ mỗi 7 năm sẽ có những đợt tuyết rơi dày; phủ kín đỉnh núi tới hơn 2.500 m.

Động thực vật phong phú
Đó là những loài cây sinh trưởng nhanh và có khả năng chịu hạn tốt như xương rồng, cỏ giấy. Một vài loại có thể mọc mầm sau 10 phút và ra rễ sau 10 tiếng. Ở khu vực tiếp giáp của Địa Trung Hải, oliu là loài cây phổ biến.
Phần trung tâm của sa mạc có thảm thực vật vô cùng hạn chế. Cực bắc và Nam của sa mạc cùng với vùng cao nguyên là các đồng cỏ thưa thớt và sa mạc cây bụi.
Đừng nghĩ sa mạc Sahara khô cằn nên sẽ có ít loài động vật. Thực tế, động vật ở đây vô cùng phong phú và đa dạng với khoảng 70 loài động vật có vú đang sinh sống. Trong đó, có đến 20 loài có kích thước lớn. Ngoài ra, sa mạc Sahara là ngôi nhà của hơn 90 loài chim và 100 loài bò sát độc lạ.
Kho báu tri thức giữa lòng sa mạc
Thành phố Chinguetti nằm ở Tây Phi Maurirania chính là kho sách khổng lồ giữa sa mạc rộng lớn. Thành phố này từng là một trong những trung tâm giao thương nhộn nhịp và giàu có của các thương lái đến từ châu Phi và Bắc Phi.
đây có số lượng sách khổng lồ lên đến hơn 6000 cuốn sách cùng những bản chép tay quý hiếm. Đây là di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới cần phải bảo tồn.
Những sự thật về sa mạc sahara đã được wikihowvietnam.com chia sẻ ở trên có làm bạn bất ngờ không nào? Nếu có hãy để lại bình luận và chia sẻ câu chuyện của bạn để mọi người được biết thêm thông tin về sa mạc này nhé. Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của chúng tôi, chúc bạn nhiều sức khỏe!