Nghề nghiệp chính là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của con người. Khi bạn có một nghề nghiệp ổn định đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một cuộc sống ổn định. Nếu bạn vẫn còn còn đang phân vân chưa biết định hướng nghề nghiệp bản thân như thế nào? Hãy đến với bài viết này để xác định cách lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân
Tại sao phải chọn nghề?
Nghề có nghĩa là một công việc mà chúng ta sẽ gắn bó với chúng trong một khoảng thời gian. Nghiệp chính là một dạng thể của một ngành, có sự tạo ra sản phẩm hữu hình, vô hình và chịu tác động của cả con người. Nghề nghiệp nghĩa là những công việc thuộc những ngành nhất định. Nghề nghiệp sẽ gắn kết lâu dài với chúng ta trong gian nhất định, giúp chúng ta theo đuổi đam mê, tạo ra của cải vật chất và ổn định cuộc sống.
Chúng ta phải lựa chọn ngành nghề bởi lẽ ngành nghề sẽ gắn bó với chúng ta khá là lâu, nó ảnh hưởng và tác động đến đời sống vật chất lẫn cả tinh thần của chúng ta. Bạn có đang sống ổn định hay chơi vơi, vất vả hay sung sướng đều chính là do nghề nghiệp của bạn quyết định. Không chỉ nghề nghiệp tác động đến chúng ta, nghề nghiệp còn tác động đến sự phát triển và ổn định của cả một đất nước. Đất nước chúng ta có giàu mạnh, có phát triển thịnh vượng được hay không? Chính là nằm ở chỗ sự phân bổ và lựa chọn nghề nghiệp của chúng ta.
Vì vậy có thể thấy lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng. Khi đã đến một độ tuổi nhất định, bạn nên chuẩn bị đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần hãy lựa chọn một ngành nghề phù hợp với bản thân mình.
1. Suy nghĩ về sở thích của bạn là cách lựa chọn nghề nghiệp tương lai
Hãy suy nghĩ về nghề nghiệp mơ ước của bạn là gì. Khi lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, bạn nên nghĩ về những gì bạn sẽ làm. Có thể dễ dàng chuyển đổi một sở thích hoặc những gì bạn thích làm thành một nghề nghiệp trong tương lai. Nhiều sở thích tương ứng với nhu cầu và vị trí thực tế. Suy nghĩ về những gì bạn thích làm và những gì bạn có thể làm để biến nó thành sự nghiệp.

Nghĩ về những gì bạn thích hoặc đã từng thích khi học ở trường. Các môn học thuật có thể chuyển thành nghề nghiệp tốt. Nhưng chúng đòi hỏi trình độ học vấn cao hơn các loại nghề nghiệp khác. Ví dụ, nếu bạn thích hóa học. Bạn có thể chọn trở thành kỹ thuật viên phòng thí nghiệm hoặc dược sĩ trong tương lai. Nếu bạn thích các bài học tiếng Anh, bạn có thể cân nhắc trở thành biên tập viên, giá viên tiếng Anh,… Nếu bạn thích toán học, bạn có thể cân nhắc trở thành chuyên gia tính toán hoặc kế toán,…
2. Lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai bằng cách suy nghĩ về kỹ năng của bản thân
Hãy nghĩ xem bạn là ai trong trường học và những gì bạn làm tốt nhất. Hãy tưởng tượng môn học mà bạn giỏi ở trường. Mặc dù đây có thể không phải là điều bạn yêu thích. Nhưng việc lựa chọn 1 nghề nghiệp dựa trên những gì bạn giỏi có thể giúp bạn trở nên xuất sắc và có một tương lai ổn định.
Hãy tưởng tượng bạn giỏi những kỹ năng nào. Nếu bạn đặc biệt giỏi một kỹ năng nào đó. Chẳng hạn như sửa chữa mọi thứ hoặc chế tạo đồ vật,,… Điều này có thể mang lại cho bạn một sự nghiệp tuyệt vời trong tương lai. Học vấn có thể cần hoặc không, nhưng chắc chắn cần có kỹ năng thành thạo thì bạn mới có thể dễ dàng tìm được việc làm.

3. Suy nghĩ về khả năng giao tiếp của bản thân
Hãy suy nghĩ về kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân của bạn để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Nếu bạn giỏi giao tiếp với người khác và hay giúp đỡ người khác thì cũng có công việc phù hợp với bạn. Những người có kỹ năng giao tiếp và xã hội mạnh có thể dễ dàng kiếm được việc làm. Chẳng hạn như nhân viên xã hội hoặc làm việc trong bộ phận tiếp thị hoặc bộ phận kinh doanh,…
Nếu bạn quan tâm nhiều hơn đến người khác, bạn có thể cân nhắc công việc điều dưỡng hoặc làm trợ lý hành chính hoặc quản lý văn phòng,…
4. Khám phá bản thân
Cách lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân là đôi khi bạn cần hiểu bản thân mình hơn. Nếu bạn muốn có được một công việc khiến bạn thực sự hạnh phúc, bạn phải hiểu rõ về những gì bạn muốn và những gì bạn thích. Điều này có nghĩa là dành một chút thời gian để suy nghĩ về điều gì là quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu cuộc sống của mình càng sớm càng tốt. Chứ không phải cứ mãi mắc kẹt trong một cái nghề mà mình ghét bỏ.

5. Suy nghĩ về tình hình tài chính của bản thân và gia đình
Khả năng theo đuổi hoặc thay đổi nghề nghiệp của bạn có thể phụ thuộc vào tình hình tài chính của bạn. Một số ngành nghề nhất định yêu cầu giáo dục đặc biệt, đôi khi rất tốn kém. Tuy nhiên, bạn không nên để nghèo đói ngăn cản bạn theo đuổi nền giáo dục mà bạn muốn. Một nền giáo dục tốt có thể giúp bạn tìm được những công việc tốt trong tương lai. Có rất nhiều chương trình của chính phủ để giúp bạn trang trải học phí. Cũng như học bổng, trợ cấp và các chương trình học nghề,…
>> Xem thêm:
6. Cân nhắc xem bạn muốn học tiếp lên cao không
Bạn có muốn quay lại trường học không? Nếu một số hạn chế ngăn cản bạn theo đuổi một chương trình học cao hơn, thì bạn có thể cân nhắc có nên học tiếp chương trình sau cấp 3 hay không. Không phải ai cũng học giỏi hoặc yêu cầu học đại học truyền thống. Nhưng hầu hết các ngành nghề đều yêu cầu một số khóa đào tạo liên quan. Nói dễ hiểu thì bạn có thể học nghề hoặc theo học các khóa đào tạo chứng chỉ. Nhiều sự thành công không nhất thiết đến từ con đường đại học. Nên đừng quá áp lực mình nếu bạn không thể đáp ứng nổi.

7. Xem xét sự ổn định công việc trong tương lai
Sự ổn định của nghề nghiệp trong tương lai cũng là một điều rất cần được cân nhắc. Nhu cầu xã hội thay đổi theo thời đại, và thị trường việc làm cũng biến động theo. Một số công việc luôn được xã hội cần đến. Trong khi những công việc khác lại rất không ổn định. Bạn cần xem xét liệu công việc bạn chọn có đủ ổn định cho bạn và mục tiêu tương lai của bạn hay không.
Cần xét kỹ về kiến thức cần thiết trong cuộc sống mà bạn có, kỹ năng sống của bản thân, tình trạng tài chính của gia đình và các mối quan hệ xã hội để chọn nghề phù hợp nhất. Những chia sẻ trên đâu hy vọng đã giúp bạn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất cho mình trong tương lai.
Có những lưu ý nào trong quá trình tìm kiếm ngành nghề phù hợp hay không?
Các chuyên gia cũng cho rằng bạn cần có thêm những “câu hỏi ngược” dành cho bản thân như sau để lựa chọn chính xác nhất:
– Nghề cuối cùng mà bạn chọn có ảnh hưởng từ sự kỳ vọng của cha mẹ, người thân hoặc thầy cô hay không? Nếu có ảnh hưởng thì đây có phải là điều bạn muốn không?
– Đây là ngành “hot” nhất, có tỷ lệ chọi cao hay số đông bạn bè của bạn đều chọn?
– Có phải bạn đã chọn ngành với tên gọi “hot” nhất hay không?
Nếu lựa chọn của bạn không có sự ảnh hưởng từ những yếu tố này thì bạn đã có thể yên tâm hơn đăng ký theo đuổi đam mê của mình rồi.
Bạn có đang ở trong hoàn cảnh không biết mình thích nghề gì? Nếu có, đừng quá lo lắng vì ai trong chúng ta cũng ít nhiều trải qua giai đoạn này. Điều bạn cần làm là bình tĩnh và thử các cách trên để từ từ tìm ra đam mê công việc của mình. Wiki How Việt Nam tin rằng với suy nghĩ thấu đáo, tinh thần dám trải nghiệm, bạn sẽ sớm tìm ra một nghề nghiệp phù hợp với mình.