Măng tươi có thật sự độc?
Sở dĩ nhiều người muốn tìm hiểu cách làm măng hết đắng bởi các tin đồn về ngộ độc. Đã có những trường hợp ngộ độc khi đang ăn măng. Đó là do độc tố xyanua, dưới tác dụng của men tiêu hóa, xyanua biến thành axit cyanhydric (HCN). Chất này cực độc với cơ thể.
Với liều lượng 50-60 mg (tức khoảng 200 g măng tươi chưa nấu chín), HCN sẽ gây tử vong. Chúng bắt đầu bằng các triệu chứng khó thở, mất ý thức, liệt cơ, co giật, ngừng hô hấp …
Tuy nhiên, dù thừa nhận trong măng có độc nhưng nó lại dễ xử lý. Vậy nên bạn đừng quá lo lắng khi thưởng thức món ăn này vì HCN dễ tan trong nước và dễ bay hơi khi đun nóng. HCN hòa tan trong nước sôi, rửa nước và bay hơi bằng nước sôi. Phần măng còn lại vừa ngon vừa không có độc tố. Các trường hợp ngộ độc măng chỉ xảy ra khi chúng ta ăn phải măng tươi. Hoặc do chế biến không đúng cách, chưa loại bỏ HCN.
Những tác dụng của măng với sức khỏe con người
Măng rất tốt cho sức khỏe giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa một số bệnh, ngoài ra chúng còn có những tác dụng ít được biết đến như:
Giúp bạn giảm cân
Nếu bạn đang muốn giảm cân thì măng là một loại thực phẩm bạn nên chọn lựa. Măng rất giàu chất xơ, có chứa lượng đường và calo không đáng kể. Với tỷ lệ carbohydrate thấp hơn so với các loại thực phẩm giàu chất xơ khác, măng là một thực phẩm giảm cân lý tưởng.
Kiểm soát lượng cholesterol trong máu
Măng tre làm giảm lượng cholesterol xấu nhờ chứa một lượng chất béo, calo và chất xơ không đáng kể. Chất xơ ấy sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu giúp cơ thể bạn trở nên khỏe mạnh hơn
Tốt cho tim mạch
Măng rất giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết như selen và kali có lợi cho tim mạch. Ngoài ra, với hàm lượng carbohydrate và đường thấp. Măng trở thành một loại thực phẩm lý tưởng giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Măng rất giàu chất xơ, từ đó giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Việc loại bỏ lượng cholesterol dư thừa giúp thanh lọc động mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngăn ngừa ung thư
Măng rất giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và phytosterol tự nhiên, góp phần chống ung thư. Chất chống oxy hóa trong măng có thể loại bỏ các gốc tự do gây ung thư. Trong khi phytosterol tự nhiên trong măng giúp ức chế sự phát triển và đột biến của các khối u.
Hướng dẫn cách làm măng hết đắng
Măng tươi là một món ăn rất phổ biến, dùng để xào, nấu canh, ăn kèm với bún, phở … Nhưng măng tươi hái về sẽ có vị đắng và độc, cần loại bỏ hết vị đắng trước khi cho vào nồi. Dưới đây là một số cách giúp bạn loại bỏ hết vị đắng và độc tố có trong măng:
Cách 1: Luộc măng nhiều lần
Với măng tươi khi mới hái về, các bạn bóc bỏ bẹ, luộc với nước sôi nhiều lần và mỗi lần luộc phải xả lại bằng nước sạch, sau đó mới luộc tiếp lần tiếp theo.
Cách 2: Ngâm măng với nước gạo
Ở cách này, các bạn chỉ cần luộc từ 2-3 lần. Sau đó, bạn cho măng đã luộc vào ngâm với nước gạo trong 2 ngày. Trong thời gian ngâm bạn nên phải thường xuyên thay nước gạo để tránh nước gạo lên men hoặc có mùi. Sau thời gian ngâm bạn có thể đem măng đi rửa sạch và khi đó món măng luộc của bạn hoàn toàn không bị đắng khi chế biến thành các món ăn khác.
Cách 3: Cách làm măng hết đắng bằng cách ngâm nước vôi trong
Bóc vỏ và ngâm măng trong nước vôi trong. Cho măng vào nồi luộc vài lần cho tới khi nước trong nồi trong, không còn đục của nước vôi thì cho măng ra rửa sạch, thái hoặc tước nhỏ chế biến thành từng món ăn. Măng luộc lên sẽ không bị đắng như bình thường hay gặp phải.
Cách 4: Sử dụng lá bồ ngót để ngâm
Măng hái về phải bóc vỏ, cắt thành lát nhỏ rồi tiến hành luộc. Bạn cho vào nồi măng luộc 1 nắm rau bồ ngót, và luộc qua một lần.
Khi thử măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước rồi đổ nước lạnh vào, lúc này mới vớt bỏ lá bồ ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa để có món măng luộc không đắng, đạt yêu cầu.
Cách 5: Khử đắng bằng ớt
Măng tươi bạn sẽ để cả vỏ, luộc với nước gạo. Cho thêm vài lát ớt đã bỏ hạt vào nồi nước luộc măng. Khi măng mềm, rửa sạch lại rồi có thể đem măng đi chế biến. Với cách này bạn lặp đi lặp lại việc luộc măng chừng 2-3 lần sẽ loại bỏ tính đắng và độc của măng rất hiệu quả.
>>> Xem thêm: Cách làm tỏi đen
Cách 6: Ngâm qua đêm
Cách này thực hiện khá nhẹ nhàng đó là măng tươi được mua hoặc hái về, bóc bỏ bẹ lá ngoài, thái/tước nhỏ và ngâm nước sạch qua đêm. Thỉnh thoảng thay nước ngâm măng và và hôm sau chỉ cần đem măng đi rửa thật sạch lại và chế biến.
Những lưu ý khi luộc măng:
Khi luộc bạn nên mở nắp nồi để chất độc có thể bay hết ra ngoài, không ngấm chất đắng vào măng gây hại cho sức khỏe.
Trước khi đem măng đi sấy hoặc phơi làm măng khô nên ngâm măng tươi trong nước muối. Mỗi lần ăn đem măng khô, măng sấy rửa lại và chần sơ qua rồi mới chế biến.
Măng muối chua cũng là một biện pháp giảm tính độc của măng và tăng thêm hương vị cho món măng thêm độc đáo.
Cách xử lý khi luộc măng bị đắng
Nếu món măng luộc của bạn bị đắng, không như mong đợi thì chớ sớm nản chí mà vứt đổ món măng vừa luộc trên. Bạn vẫn có thể chưa cháy bằng cách gia gảim gia vị để lấn át đi cái đắng khó chịu ấy.
Món măng nộm thịt bò, măng xào lá lốt, nộm măng là những món ăn có thể chữa cháy cho bạn. Với vị ngọt của thịt bò, mùi thơm từ lá tía tô sẽ làm người ăn bớt cảm nhận thấy vị gắt đắng nhẹ của măng.
Như vậy là wikihowvietnam.com đã chia sẻ với bạn đọc cách làm măng hết đắng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có được một bữa ăn ngon từ măng và gạt đi nỗi lo lắng về câu hỏi măng đắng có độc hay không. Chúc các ngon miệng